Sự khác nhau của Wifi dân dụng và Công nghiệp

Sự khác biệt giữa WiFi Hộ gia đình/ Cửa hàng/ Văn Phòng và WiFi Công nghiệp vừa hoặc lớn (Industrial WiFi) thường được xem xét dưới 3 vai trò logic khác nhau: Quản lý – Kiểm soát – Chuyển tiếp dữ liệu. Trong môi trường 802.11, tùy theo cách phân bố các vai trò logic này trên các thiết bị trong mạng WLAN mà các nhà sản xuất hình thành nên các kiến trúc WLAN (WLAN architectures) khác nhau. Ví dụ, trong kiến trúc mạng kiểu tự trị (Autonomous WLAN), mỗi AP hoạt động riêng lẻ và thực hiện cả 3 vai trò trong đó vai trò kiểm soát rất giới hạn. Kiến trúc mạng kiểu tự trị thích hợp cho mạng WiFi Hộ gia đình/tòa nhà nhỏ/doanh nghiệp nhỏ. Trong kiến trúc mạng kiểu kiểm soát tập trung (centralized WLAN) đời đầu, toàn bộ 3 vai trò đều được phân bố về bộ kiểm soát tập trung (centralized controller). Còn trong kiến trúc mạng kiểu kiểm soát tập trung đời sau, 3 vai trò này thường được phân bố một các hợp lý giữa các AP, bộ kiểm soát WLAN (WLAN controller) và máy chủ quản lý WLAN (wireless network management server – WNMS). Kiến trúc mạng kiểu kiểm soát tập trung thích hợp cho mạng WiFi Công nghiệp vừa và lớn. 


Kết quả hình ảnh cho wireless moxa application

Trong 802.11 WLAN, mỗi vai trò logic có các chức năng chính yếu như sau:

Vai trò kiểm soát

Hiện nay, trong các mạng WLAN dùng cho Công nghiệp vừa và lớn (WiFi Industry), vai trò này thường được phân bố cho bộ kiểm soát WLAN (WLAN controller) đối với kiến trúc mạng kiểu kiểm soát tập trung (centralized WLAN) hoặc được phân bố cho các AP thông minh (cooperative APs) đối với kiến trúc mạng kiểu kiểm soát phân tán (distributed WLAN). Vai trò kiểm soát bao gồm các chức năng tăng cường sự tương tác thông minh giữa các thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của toàn mạng WLAN mà điều nầy không có trong mạng WLAN dùng cho Hộ gia đình/tòa nhà nhỏ. Các chức năng nầy bao gồm:

  • Điều chỉnh kênh và công suất phát một các linh động để tránh nhiễu.
  • Hỗ trợ chuyển vùng (roaming) một cách trơn tru giữa các AP cùng một subnet (chuyển vùng lớp 2) hoặc khác subnet (chuyển vùng lớp 3).
  • Cân bằng tải (load balancing) bằng cách phân bố hợp lý số lượng người dùng giữa các AP kế cận nhau.

Vai trò chuyển tiếp dữ liệu
Hiện nay, trong các mạng
WLAN dùng cho nhà máy công nghiệp vừa và lớn (Industrial WiFi), vai trò quyết định chuyển tiếpluồng dữ liệu (data forwarding) đến các nơi cần thiết thường được giao chủ yếu cho bộ kiểm soát WLAN (WLAN controller) thực hiện đối với công nghệ đời đầu hoặc cho các AP thực hiện đối với công nghệ đời sau nhằm giảm tải cho bộ kiểm soát tập WLAN.

Vai trò quản lý

Kết quả hình ảnh cho wireless moxa  managed

Hiện nay, trong các mạng WLAN dùng cho doanh nghiệp vừa và lớn, vai trò này thường được phân bố chủ yếu cho máy chủ quản lý WLAN (WNMS) với các chức năng:

  • Cấu hình WLAN: SSID, an ninh mạng, quyền ưu tiên của tín hiệu thoại so với tín hiệu dữ liệu (WMM), dãi tần, kênh và công suất phát.
  • Giám sát và báo cáo hoạt động của WLAN: Không những liên quan đến lớp 2 như thời gian đáp ứng (ACKs), các thiết bị đang liên kết với AP, tốc độ truyền dữ liệu, mà còn liên quan đến các lớp trên như các kết nối theo IP, tốc độ truyền dữ liệu hữu ích tại lớp TCP và độ trể gói dữ liệu tại lớp IP.
  • Cập nhật các firmware mới nhất

WiFi Hộ gia đình/ Tòa nhà/ Văn phòng thường sử dụng các AP dân dụng và không có máy chù quản lý WLAN để thực hiện các chức năng nầy. 
Tùy theo sự phân bố các vai trò (quản lý – kiểm soát – chuyển tiếp dữ liệu) trên các thiết bị trong mạng WLAN, các nhà sản xuất phân loại WLAN thành 3 kiểu kiến trúc khác nhau. Các kiểu kiến trúc này phản ánh sự tiến hóa của mạng WLAN theo thời gian và tùy theo ứng dụng, quy mô và ngân sách của doanh nghiệp mà người thiết kế mạng WLAN phải chọn kiến trúc thích hợp.